Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô?
23/07/2022 Carcare Saigon
Bạn đã sở hữu được một chiếc xế yêu cực ưng ý thì việc bảo dưỡng là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn trong lúc vận hành xe. Hệ thống phanh ô tô như đóng một vai trò tất yếu trong suốt quá trình di chuyển ngay cả khi xe đỗ, dừng chân. Nếu không thường xuyên bảo dưỡng phanh ô tô sẽ rất dễ dẫn đến nhiều tình huống bất trắc không mong muốn. Chính vì hiểu được điều đó, Carcare SaiGon muốn gửi đến bạn những thông tin hữu dụng khi nào cần bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô là hợp lý qua bài viết sau.
Tại sao cần phải bảo dưỡng phanh xe ô tô?
Bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ là một trong những bước quan trọng góp phần nâng cao chất lượng an toàn, hạn chế được những rủi ro một cách tối ưu nhất. Carcare SaiGon sẽ bật mí cho bạn biết những lợi ích về việc bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ đó chính là:
- Đảm bảo duy trì được tuổi thọ của hệ thống phanh được hoạt động một cách thuận lợi.
- Bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ giúp kiểm soát được các cơ chế hoạt động của hệ thống phanh. Đặc biệt, nâng cao sự an toàn cho người điều khiển và những người cùng đồng hành trong suốt chặng đường.
- Ngoài ra, thường xuyên bảo dưỡng phanh ô tô sẽ phát hiện ra được những lỗ hổng, khuyết điểm của các chi tiết có trong hệ thống phanh như mòn má phanh, mòn đĩa phanh….để có thể kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.
► Xem thêm Kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô trong mùa mưa
Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô?
Hệ thống phanh ô tô là một trong những chức năng nhằm hỗ trợ người điều khiển xe trong bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa. Vai trò của hệ thống phanh ô tô như một người bạn đồng hành xuyên suốt mọi nẻo đường đối với người tài xế. Vậy khi nào thì bảo dưỡng phanh ô tô là thích hợp nhất? Dưới đây là một số dấu hiệu được liệt kê để giúp bạn nắm rõ thời điểm cần bảo dưỡng phanh ô tô đúng cách trong khi lái xe:
Đèn phanh luôn phát sáng mọi lúc, mọi nơi: Đây là một trong những tín hiệu hàng đầu giúp người điều khiển nhận biết về lượng dầu dầu phanh thiếu hoặc bị hỏng. Cũng có thể là do hệ thống cảm biến ABS bị bám bẩn. Vậy nên, cần tìm đến trung tâm chăm sóc xe chuyên dụng để được bảo dưỡng.
Phanh không ăn: Tức là má phanh quá cứng hoặc quá mềm, hay nguyên nhân là do cơ cấu phanh bị kẹt… Khi ấy, cần được sửa chữa hoặc mang đi bảo trì lại hệ thống phanh.
Điều khiển phanh xe bị đảo về một hướng: Nguyên nhân được xác định là do lực phanh giữa các bánh xe không hoạt động đồng bộ với nhau khiến cho xe bị chao đảo.
Xuất hiện âm thanh lạ khi đạp phanh: Điều này phản ánh bố thắng xe đã bị mòn còn phải bảo trì hoặc thay mới. Hoặc một nguyên nhân khác có thể được chẩn đoán là do khi thay phanh mới không láng đĩa dẫn đến tình trạng trên.
Bàn đạp phanh gần như chạm sàn: Đây là một trong những hiện tượng phổ biến cần phải bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô ngay lập tức. Nguyên nhân là do lượng dầu bị rò rỉ hoặc cạn dầu nên không tạo được đủ lực.
Những trường hợp trước khi lái xe cần phải quan sát về các vị trí:
Kiểm tra đường ống dầu phanh bị rạn nứt: Đây là điều mà bạn nên lưu ý nếu gặp phải tình trạng này hãy ghé đến trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp để được hỗ trợ nhé.
Nhân viên kỹ thuật Carcare Saigon đang tiến hành chăm sóc xe
Hệ thống phanh bị bó: Hiện tượng này xảy ra khi xe phải vận hành liên tục không ngừng nghỉ tạo ra sự ma sát khiến cho kẹt piston phanh.
Khi xe chưa khởi động, đạp phanh không thấy cứng: Đây là khi hệ thống phanh đã gặp vấn đề vì thế bạn cần kiểm tra ngay để có hướng giải quyết kịp thời.
Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng phanh ô tô
1/ Quy trình kiểm tra hệ thống phanh ô tô
Việc kiểm tra về hệ thống phanh ô tô là một trong những bước không thể bỏ qua đối với bất kỳ người tài xế nào. Kiểm tra để nắm tình trạng hoạt động cũng như phòng tránh được sự rủi ro khi tham gia giao thông.
- Trước khi xe nổ máy hãy nhấn thử chân phanh để kiểm tra mức độ an toàn của phanh.
- Thường xuyên kiểm tra lượng dầu phanh, má phanh.
- Tiếp đến là âm thanh khi sử dụng hệ thống phanh ô tô.
- Rà láng đĩa phanh một cách kỹ lưỡng.
- Kiểm tra hệ thống đèn báo ABS có bị trục trặc hay không.
Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô
Bảo dưỡng phanh ô tô cũng chính là lớp rào chắn giúp bảo vệ sự an toàn của chính bạn tránh được những tình huống khó xử lý khi điều khiển xe. Vì hầu hết, hệ thống phanh xe ô tô là chức năng then chốt để duy trì vận tốc, giảm tốc một cách đột ngột nếu có trường hợp xấu xảy ra. Và hơn nữa, có thể giúp người điều khiển điều chỉnh được tốc độ khi đi vào những cung đường nhiều ngã rẽ, đặc biệt là trong đường cao tốc. Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô được thực hiện một cách bài bản như sau:
- Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống phanh từ bàn đạp phanh, bầu trợ lực phanh cho đến đèn báo phanh đỗ.
- Bước 2: Kiểm tra hệ thống dầu phanh có đủ để hoạt động hay không.
- Bước 3: Tiến hành tháo bánh xe
- Bước 4: Kiểm tra tình trạng chảy dầu, nứt ống của phanh trước
- Bước 5: Tháo từng bộ phận từ má phanh cho đến cụm piston – xi lanh
- Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh má phanh bằng dung dịch chuyên dụng
- Bước 7: Kiểm tra đến cụm piston - xi lanh phanh của 2 bánh xe trước
- Bước 8: Sau khi vệ sinh xong cụm piston thì lắp lại như ban đầu
- Bước 9: Tháo tang trống của phanh sau để kiểm tra
- Bước 10: Vệ sinh guốc phanh và tang trống
- Bước 11: Kiểm tra cụm piston và tang trống của bánh sau
- Bước 12: Lắp tang trống phanh sau và cụm piston – xi lanh phanh 2 bánh sau
- Bước 13: Điều chỉnh phanh đỗ nếu cần thiết
- Bước 14: Lắp lại 4 bánh xe trở lại như vị trí ban đầu
- Bước 15: Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra đạp bàn đạp phanh vài lần và đổ thêm dầu phanh (nếu thực sự thấy cần thiết)
Hy vọng rằng, với bài chia sẻ có thể giúp các bạn tìm được cách xử lý thích hợp nhất nếu gặp phải tình trạng phanh ô tô bị hỏng. Nếu vẫn còn phân vân thì bạn nên tìm kiếm đơn vị uy tín để tiến hành kiểm tra toàn diện cho xế cưng của mình nhé!
► Xem thêm Chăm sóc xe hơi đúng cách và hiệu quả
► Xem thêm Dịch vụ chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp